Viettel gấp rút chuẩn bị cho công nghệ 5G

Việt Nam gấp rút chuẩn bị cho thương mại hóa 5G?

Mạng 5G Viettel là gì?

Cụm từ 5G là viết tắt của từ 5th Generation, thế hệ thứ 5 của mạng di động. Mỗi thế hệ của mạng di động tương ứng với một tập hơp các yêu cầu riêng, quyết định chất lượng thiết bị và hệ thống mạng nào đủ chuẩn đáp ứng yêu cầu và tương thích với các hệ thống mạng khác, mô tả những công nghệ mới, mang lại khả năng giao tiếp mới.

Đầu tháng 01/2012, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU - International Telecommunications Union) chứng nhận chỉ có 2 công nghệ là LTE-Advanced và WielessMAN-Advanced (WiMAX 2) mới đạt chuẩn mạng 4G. Theo tiêu chuẩn của ITU, mạng 4G phải đạt được tốc độ 100Mbit / s khi di chuyển tốc độ cao và tốc độ 1Gbit / s đối với những thiết bị cố định.

Do chuẩn 5G xuất hiện sau 4G nên nó được mong đợi còn có tốc độ nhanh hơn nhiều chuẩn kết nối 4G hiện tại. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào quy định chính xác nhanh hơn bao nhiêu.

Mạng 5G hoạt động như thế nào?

5G sẽ sử dụng sóng milimét (Millimetre wave). Sóng milimét đại diện cho phổ tín hiệu RF giữa các tần số 20GHz và 300GHz với bước sóng từ 1~15mm, nhưng xét về khía cạnh mạng vô tuyến và các thiết bị thông tin, tên gọi sóng milimét tương ứng với các dải tần 24GHz, 38GHz, 60GHz và gần đây, các dải tần 70GHz, 80 GHz cũng đã được ứng dụng công cộng cho mục đích thiết lập mạng và truyền thông vô tuyến. Những dải tần này nếu được tận dụng thì sẽ có thể cải thiện rất nhiều tốc độ và băng thông không dây.

Thời điểm hiện tại, gần như không có dữ liệu nào truyền trên mốc 24GHz, bởi lẽ những bước sóng này có xu hướng sử dụng ở tầm gần, hoạt động với khoảng cách ngắn hơn. Điển hình 4G LTE của nhà mạng AT&T hiện thời hoạt động ở dải tần 700MHz, 850MHz, 1,9GHz và 2,1GHz.

Thay vì những trạm cơ sở trên mặt đất đang được sử dụng bởi mạng 2G, 3G và 4G, có thể mạng 5G sẽ sử dụng các trạm HAPS (High Altitude Stratospheric Platform Stations). Về cơ bản thực tiễn các trạm HAPS là những chiếc máy bay treo lơ lửng ở một vị trí cố định trong khoảng cách từ 17km~22km so với mặt đất và chúng hoạt động như một vệ tinh. Cách này sẽ giúp các đường tín hiệu được thẳng hơn và giảm tối đa tình trạng bị cản trở bởi những kiến trúc cao tầng.

Ngoài ra, nhờ độ cao, trạm cơ sở có khả năng bao phủ diện tích rộng lớn; do đó làm giảm, nếu không nói là loại bỏ những vấn đề về diện tích vùng phủ sóng. Thậm chí trên biển, nơi các trạm phát sóng trên đất liền không thể phủ sóng, người ta cũng có thể bắt được tín hiệu 5G.

◉ Mạng 5G sẽ nhanh hơn 4G khoảng 40 lần

Điều này có nghĩa, nếu mạng 4G cho phép tải một bộ phim 3D trong 6 phút, thì mạng 5G sẽ giúp hoàn thành việc này chỉ trong 6 giây.

Tuy nhiên, số trên mới được đưa ra nhờ những thí nghiệm khoa học, tốc độ của mạng 5G ngoài đời thực sẽ nhanh, nhưng không khủng khiếp vậy. Nokia, một trong những nhân tố quan trọng của cuộc chiến mạng 5G trong tương lai, tin rằng thực tế tốc độ tối đa của 5G sẽ khoảng 100 MB / s, tức là gấp 4 lần tốc độ tối đa của mạng 4G. Từ đó có thể hỗ trợ khoảng 10 nghìn người sử dụng cùng một lúc.

◉ Mạng 5G sẽ dùng tần số 73.000 MHz

Trong khi phần lớn các hệ thống mạng viễn thông hiện nay đang hoạt động dưới tần số 700-3.500 MHz, thử nghiệm 5G cho thấy mạng này sẽ dùng tần số 73.000 MHz. Cái lợi của tần số cao là tốc độ tải dữ liệu sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, điểm yếu là khoảng cách truyền dữ liệu sẽ bị thu hẹp, đồng nghĩa với việc rất nhiều trạm phát sóng mạng 5G phải được xây dựng.

Điều này đã tạo ra một vấn đề kỹ thuật rất lớn cho các doanh nghiệp viễn thông. Đó là lý do tại sao thay vì thay thế hoàn toàn, mạng 5G sẽ hoạt động bổ sung với mạng 4G. Tại những tòa nhà hay những khu vực đông người, sử dụng 5G sẽ giúp cải thiện tốc độ tải dữ liệu, trong khi đó, ở những vùng xa xôi hẻo lánh, 4G dường như là lựa chọn duy nhất.

Ngoài các điểm nói trên, mạng 5G chắc chắn sẽ đem lại những cải tiến đáng kể về phương pháp truyền dữ liệu, giúp tiết kiệm năng lượng, bổ sung thêm tính năng cho phần cứng.

Hiện tại, vẫn chưa có một câu trả lời chính thức về thời gian triển khai mạng 5G, nhưng dự kiến, sẽ thử nghiện tại thế vận hội Olympic mùa đông 2018 tại Hàn Quốc và sau đó triển khai đồng bộ tại trên một số nước vào năm 2020.

◉ Viettel thử nghiệm 5G tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký quyết định cấp phép triển khai thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông 5G cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân Đội (Viettel).

Quyết định trên được xét dựa trên đề nghị của đơn vị này. Như vậy, Viettel đã trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam có giấy phép thử nghiệm mạng 5G với thời hạn một năm, kể từ tháng 1.

Với giấy phép này, Viettel được thử nghiệm để đánh giá tính năng kỹ thuật và khả năng triển khai cơ sở hạ tầng viễn thông sử dụng công nghệ di động thế hệ thứ 5 - IMT 2020. Phạm vi thử nghiệm 5G của Viettel tại 2 thành phố Hà Nội và Tp HCM. Quy mô thử nghiệm dịch vụ không vượt quá 73 vị trí.

Trong quá trình thử nghiệm 5G đối tượng tham gia không bị thu cước sử dụng.

Chia sẻ với VnEconomy chiều 23/1, một lãnh đạo của Tập đoàn Viettel cho biết, sau khi có giấy phép thử nghiệm trên, Viettel sẽ bắt tay vào thiết kế quy hoạch, thiết kế thử nghiệm (như quy hoạch ở đâu, thiết kế trạm như thế nào, vùng phủ sóng ra làm sao), xây dựng dự án, sau đó triển khai mua sắm thiết bị, lắp đặt, rồi thử nghiệm theo các bài đo mà mình đưa ra. Và dự kiến cuối quý 2 sang quý 3/2019 mới có dịch vụ 5G thử nghiệm.

Viettel cũng sẽ triển khai thử nghiệm ở cả hai thành phố được cấp phép, là Hà Nội và Tp HCM.

Trước đó, tại hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo Bộ cũng cho biết đang thúc đẩy việc cấp phép tần số 4G và công tác chuẩn bị thử nghiệm dịch vụ 5G. Theo đó, dự kiến Tp HCM là địa phương đầu tiên trên cả nước được cung cấp thử nghiệm dịch vụ 5G, tiến tới thương mại hóa vào năm 2020.

Qua những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn sẽ trả lời được cho mình câu hỏi Mạng 5G là gì? rồi phải không? Hãy cùng SimSoDep.Com chờ đợi chuẩn kết nối mạng đầy hứa hẹn này nhé.

★ Xem thêm: Viettel xây dựng 5G với phong cách sáng tạo

Việt Nam gấp rút chuẩn bị cho thương mại hóa 5G?